ngày cảm ơn thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua

Thần Tài là ai? Nguồn gốc và ý nghĩa của tục thờ Thần Tài

Tục thờ có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX.

Thần Tài là ai?

Theo truyền thuyết Trung Hoa cổ đại thì Thần Tài là nhân vật lịch sử Phạm Lãi, ông là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn.

Sau khi phò tá vua dẹp yên nước nhà, Phạm Lãi đã cùng người yêu là Tây Thi bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Từ đó, Phạm Lãi trở thành một nhà thương buôn thành đạt và giàu có nổi tiếng nên được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài.

Từ đó, người dân cứ mùng 10 Tết lại thờ cúng ông để cầu mong cả năm sung túc tiền tài đầy nhà.

Ý nghĩa ngày Vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài vô cùng quan trọng với giới doanh nhân, thương nhân. Đây không chỉ là ngày cảm ơn thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc.

Cúng vía Thần Tài cần chuận bị những gì?
(Ảnh: PLO)


Tương truyền, Thần Tài rất thích món cua biển và heo quay, chuối chín vàng. Bởi thế, trong ngày mùng 10 Tết nên cúng những lễ vật này.

Thông thường người làm kinh doanh thờ Thần Tài hay làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không làm ở đình, chùa. Nếu cúng ở nhà riêng họ thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban. Nhưng tốt nhất cúng ở nhà riêng thì nên đặt mâm cúng trong nhà.

Văn khấn cúng vía Thần Tài chuẩn nhất

Dưới đây là Văn khấn cúng vía Thần Tài chuẩn nhất

Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại………………………………………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xem thêm

Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu: Cúng ngày 14 hay 15 là tốt nhất?


Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ, thầy phong thủy cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ.


Vào dịp cuối năm, chúng ta thường tổ chức cải tang mộ phần, sửa sang lại mộ cũ, quy tập mồ mả đặt rải rác ...


Tử vi năm 2018 mang ngũ hành Mộc sẽ bắt đầu từ 16/02/2018 đến hết ngày 04/02/2019 Dương Lịch. Cùng tham khảo tử vi 12 ...


Theo phong tục của người Việt, lễ cúng Rằm tháng Giêng là một trong những nghi lễ quan trọng của năm. Do đó, bên cạnh ...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến