Việt Nam vượt mặt Trung Quốc dự World Cup 2022
Ngôi á quân của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 đã khiến dư luận Trung Quốc đứng ngồi không yên về cơ hội dự World Cup của nước này.
U23 Việt Nam vào tới chung kết và giành ngôi Á quân giải U23 châu Á 2018 đã gây sốc với dư luận châu Á và đặc biệt là tại Trung Quốc. Nước chủ nhà của giải đấu đã đặt khá nhiều kỳ vọng vào dàn cầu thủ của mình, nhưng trong khi U23 Việt Nam đi đến tận trận đấu cuối cùng, U23 Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng bảng.
Tờ Sina News đặt dấu hỏi về khả năng Việt Nam được dự World Cup trước Trung Quốc
Ấn tượng mà U23 Việt Nam để lại ở giải đấu không những khiến khán giả Trung Quốc khâm phục mà còn châm ngòi cho một cuộc tranh luận rộng rãi về cách làm bóng đá trẻ ở Việt Nam có gì hơn bóng đá trẻ ở Trung Quốc. Cuộc tranh luận gay go này đến từ một thực tế rằng những năm qua các CLB Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền mua cầu thủ nước ngoài mà bỏ bê công tác đào tạo trẻ.
Tờ Sina News thậm chí có một bài viết với góc nhìn bi quan. Dưới tiêu đề “Việt Nam sẽ dự World Cup trước Trung Quốc?”, bài viết cho rằng mặc dù ĐT Trung Quốc đã từng dự World Cup 2002, nhưng sau 16 năm chờ đợi bất thành (và chắc chắn sẽ phải chờ thêm ít nhất 4 năm nữa), bóng đá Trung Quốc đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của những quốc gia nhỏ hơn.
“Việt Nam vượt mặt Trung Quốc dự World Cup 2022? Đó là một khả năng không thể phủ nhận vào lúc này. Giải chuyên nghiệp của Trung Quốc rõ ràng hơn Việt Nam, nhưng đó là vì nhiều tiền và nhiều lính đánh thuê ngoại quốc. Nền tảng đào tạo bóng đá trẻ của Trung Quốc đang bộc lộ nhiều mặt yếu không chỉ so với Việt Nam mà nhiều quốc gia khác”, bài viết bình luận.
“Nếu như châu Âu có các giải trẻ địa phương và Nhật Bản có bóng đá trung học, Trung Quốc hiện chỉ tuyển chọn nhân tài bóng đá trẻ được các CLB chuyên nghiệp phát hiện ra. Trong năm 2017 chỉ có khoảng 1.000 cầu thủ thi đấu ở các giải trẻ trong 5 lứa tuổi từ U13 đến U18, một con số ít ỏi không thể tin nổi với một đất nước đông 1 tỷ dân”.
Cuộc tranh luận căng thẳng thậm chí đã khiến cựu đội trưởng của ĐT Trung Quốc và nay đang làm việc cho LĐBĐ, Zhu Heyuan, lên tiếng bảo vệ kế hoạch phát triển bóng đá Trung Quốc của chính phủ. “U23 Uzbekistan và U23 Qatar đều là những đối thủ mạnh và bị họ loại không phải điều gì ngạc nhiên. Nhiều người khen ngợi bóng đá Việt Nam, nhưng tôi cho rằng cơ sở hạ tầng của họ rất nghèo nàn, chỉ có 2 trường dạy bóng đá thực sự chất lượng cao và tính chuyên nghiệp rất thấp”, Zhu Heyuan nói.
Tuy nhiên những lời bảo vệ của Zhu Heyuan không nhận được nhiều sự tán đồng từ dư luận. Các người dùng mạng xã hội đều phản ứng với câu nói của ông với những câu như “Đừng viện lý do này nọ mà không chịu học người ta” hay “bọn họ là Á quân còn các ông không qua được vòng bảng”.
U23 Việt Nam vào tới chung kết và giành ngôi Á quân giải U23 châu Á 2018 đã gây sốc với dư luận châu Á và đặc biệt là tại Trung Quốc. Nước chủ nhà của giải đấu đã đặt khá nhiều kỳ vọng vào dàn cầu thủ của mình, nhưng trong khi U23 Việt Nam đi đến tận trận đấu cuối cùng, U23 Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng bảng.
Tờ Sina News đặt dấu hỏi về khả năng Việt Nam được dự World Cup trước Trung Quốc
Ấn tượng mà U23 Việt Nam để lại ở giải đấu không những khiến khán giả Trung Quốc khâm phục mà còn châm ngòi cho một cuộc tranh luận rộng rãi về cách làm bóng đá trẻ ở Việt Nam có gì hơn bóng đá trẻ ở Trung Quốc. Cuộc tranh luận gay go này đến từ một thực tế rằng những năm qua các CLB Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền mua cầu thủ nước ngoài mà bỏ bê công tác đào tạo trẻ.
Tờ Sina News thậm chí có một bài viết với góc nhìn bi quan. Dưới tiêu đề “Việt Nam sẽ dự World Cup trước Trung Quốc?”, bài viết cho rằng mặc dù ĐT Trung Quốc đã từng dự World Cup 2002, nhưng sau 16 năm chờ đợi bất thành (và chắc chắn sẽ phải chờ thêm ít nhất 4 năm nữa), bóng đá Trung Quốc đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của những quốc gia nhỏ hơn.
“Việt Nam vượt mặt Trung Quốc dự World Cup 2022? Đó là một khả năng không thể phủ nhận vào lúc này. Giải chuyên nghiệp của Trung Quốc rõ ràng hơn Việt Nam, nhưng đó là vì nhiều tiền và nhiều lính đánh thuê ngoại quốc. Nền tảng đào tạo bóng đá trẻ của Trung Quốc đang bộc lộ nhiều mặt yếu không chỉ so với Việt Nam mà nhiều quốc gia khác”, bài viết bình luận.
“Nếu như châu Âu có các giải trẻ địa phương và Nhật Bản có bóng đá trung học, Trung Quốc hiện chỉ tuyển chọn nhân tài bóng đá trẻ được các CLB chuyên nghiệp phát hiện ra. Trong năm 2017 chỉ có khoảng 1.000 cầu thủ thi đấu ở các giải trẻ trong 5 lứa tuổi từ U13 đến U18, một con số ít ỏi không thể tin nổi với một đất nước đông 1 tỷ dân”.
Cuộc tranh luận căng thẳng thậm chí đã khiến cựu đội trưởng của ĐT Trung Quốc và nay đang làm việc cho LĐBĐ, Zhu Heyuan, lên tiếng bảo vệ kế hoạch phát triển bóng đá Trung Quốc của chính phủ. “U23 Uzbekistan và U23 Qatar đều là những đối thủ mạnh và bị họ loại không phải điều gì ngạc nhiên. Nhiều người khen ngợi bóng đá Việt Nam, nhưng tôi cho rằng cơ sở hạ tầng của họ rất nghèo nàn, chỉ có 2 trường dạy bóng đá thực sự chất lượng cao và tính chuyên nghiệp rất thấp”, Zhu Heyuan nói.
Tuy nhiên những lời bảo vệ của Zhu Heyuan không nhận được nhiều sự tán đồng từ dư luận. Các người dùng mạng xã hội đều phản ứng với câu nói của ông với những câu như “Đừng viện lý do này nọ mà không chịu học người ta” hay “bọn họ là Á quân còn các ông không qua được vòng bảng”.
Nhận xét
Đăng nhận xét